cay chum ngay

image

Cây Chùm Ngây – Cây Thần Diệu – Cây Độ Sinh - Moringa Oleifera
• Tên thông dụng: Chùm ngây (VN), Moringa (international), Drumstick tree (US), Horseradish tree, Behen, Drumstick Tree, Indian Horseradish, Noix de Bahen.
• Tên Khoa học: Moringa oleifera hay M. Pterygosperma thuộc họ Moringaceae
• Nhà Phật gọi là cây Độ Sinh (Tree of Life ) Các nhà dược học, các nhà khoa học nghiên cứu thực vật học, dựa vào hàm lượng dinh dưỡng và nguồn dược liệu quí hiếm được kiểm nghiệm, đã không ngần ngại đặt tên cho nó là cây Thần Diệu ( Miracle Tree) .
Google+

 


Nguồn gốc: Cây xuất xứ từ vùng Nam Á, có lịch sử hơn 4 ngàn năm, nhưng phổ biến rất nhiều ở cả Châu Á và Châu Phi. Cây Chùm Ngây rất phổ thông ở Ấn Độ và được dân tộc Ấn trân trọng đặt tên là cây Độ Sinh.

Tài liệu khoa học về cây chùm ngây

Tổng hợp một số nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về cây chùm ngây đã được các tạp chí khoa học công nhận

A- Các nghiên cứu trên thế giới về loài chùm ngây

          a. Nghiên cứu về tính đa tác dụng của cây chùm ngây:

          Nghiên cứu rộng rãi nhất về giá trị của Moringa oleifera được thực hiện tại ĐH Nông Nghiệp Falsalabad, Pakistan : Moringa oleifera Lam (Moringaceae) là một cây có giá trị kinh tế cao, cây phân bố tại nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây vừa là một nguồn dược liệu và là một nguồn thực phẩm rất tốt. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics…

b. Nghiên cứu về khả năng làm thuốc kích thích sinh trưởng thực vật

   David.L.Martin(2000) khi nghiên cứu sử dụng tinh dầu chiết xuất từ lá cây chùm ngây làm chất kích thích sinh trưởng thực vật đã cho kết quả khả quan: chất kích thích sinh trưởng từ cây chùm ngây có thể làm tăng sản lượng từ 25-30% với các cây nông nghiệp ngắn ngày sau khi phun như hành, đậu tương, ớt tím, ngô, cà phê, chè…Cây chùm ngây - Kỹ thuật gieo ươm và trồng

c. Nghiên cứu về khả năng sử dụng chùm ngây để chiết suất nhiên liệu sinh học và khí Biogas

   Nikolaus Foild (2000) và tổ chức nhà thờ thế giới đã sử dụng hạt của cây chùm ngây chiết suất nhiên liệu sinh học(Bio-diezen) cũng cho kết quả hết sức khả quan: 11kg hạt cây Chùm ngây có thể chiết suất được 2,6 lít dầu biodiezen, hiệu quả chiết suất lên tới 65%, quy trình chiết suất dầu hết sức đơn giản. Sử dụng nghiên cứu này, công ty FAKT(Đức) đã cho ra đời dây chuyền chiết suất nhiên liệu sinh học từ cây Chùm ngây với khả năng chiết suất được 80 – 90 kg dầu/h, giá thành khoảng 1400USD. [Contact FAKT-Associated Consultants, Stephan Blanttman Str .11.78120 Furtwangen. Gemany; phone 497723912063; fax 4977235373; email: Reimetzler@gol.com].

 d. Khả năng sử dụng chùm ngây làm lắng lọc nước nhiễm bẩn

 Công ty BIOMASA đã thành công trong việc xây dựng hệ thống xử lí nước có sử dụng các chất chiết suất từ hạt cây Chùm ngây tại Nicargua, chất polyelectrolyte có khả năng điện phân đã làm kết tủa các chất phù du trong nước làm trong nước. 100kg hạt Chùm ngây có thể chiết suất ra 1kg tinh chất polyelectrolyte.

e. Về ứng dụng công nghiệp

Gỗ cây Chùm ngây rất nhẹ, có thể dùng làm củi nhưng năng lượng không cao.Nó được xem là nguồn nhiên liệu tiềm năng cho kĩ nghệ giấy với chất lượng bột giấy được so sánh ngang với cây dương( Poputus.sp). Vỏ cây thường làm thảm chùi chân hay bện làm dây thừng ở châu Phi, ngoài ra tại Jamaica và Senegal, người ta còn sử dụng vỏ cây làm thuốc nhuộm vải.(Foil, 2006)

f. Khả năng phòng hộ

          Cây Chùm ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở những vùng đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Vì vậy, nhiều nơi trên thế giới, cây Chùm ngây được trồng làm hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóng cho các cây công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra, cây có lá nhỏ, thân thon, tán đẹp nên được trồng làm cảnh.

B- Các nghiên cứu về y học trên thế giới

Hoạt tính kháng nấm gây bệnh:

Nghiên cứu tại Institute of Bioagricultural Sciences, Academia Sinica, Đài Bắc (Taiwan) ghi nhận dịch chiết từ lá và hạt Chùm Ngây bằng ethanol có các hoạt tính diệt được nấm gây bệnh loại Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và Microsporum canis. Các phân tích hóa học đã tìm được trong dầu trích từ lá Chùm Ngây đến 44 hóa chất. (Bioresource Technology Số 98-2007).

Tác dụng của quả Chùm Ngây trên cholesterol và lipid trong máu:

Nghiên cứu tại ĐH Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ) về hoạt tính trên các thông số lipid của quả Chùm Ngây, thử trên thỏ, ghi nhận : Thỏ cho ăn Chùm Ngây (200mg/kg mỗi ngày) hay uống lovastatin (6mg/kg/ ngày) trộn trong một hổn hợp thực phẩm có tính cách tạo cholestero cao, thử nghiệm kéo dài 120 ngày. Kết quả cho thấy Chùm Ngây và Lovastatin có tác dụng gây hạ cholesterol, phospholipid, triglyceride, VLDL, LDL hạ tỷ số cholesterol/ phospholipid trong máu..so với thỏ trong nhóm đối chứng. Khi cho thỏ bình thường dùng Chùm Ngây hay Lovastatin : mức HDL lại giảm hạ nhưng nếu thỏ bị cao cholesterol thì mức HDL lại gia tăng. Riêng Chùm Ngây còn có thêm tác dụng làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân (Journal of Ethnopharmacology Số 86-2003).

Các hoạt tính chống co-giật, chống sưng và gây lợi tiểu :

Dịch trích bằng nước nóng của hoa, lá, rễ, hạt..vỏ thân Chùm Ngây đã được nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ Thuật (CEMAT) tại Guatamala City về các hoạt tính dược học, thử nơi chuột. Hoạt tính chống co giật được chứng minh bằng thử nghiệm trên chuột đã cô lập, hoạt tính chống sưng thử trên chân chuột bị gây phù bằng carrageenan và tác dụng lợi tiểu bằng lượng nước tiểu thu được khi chuột được nuôi nhốt trong lồng. Nước trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ sự co giật gây ra bởi acetylcholine ở liều ED50= 65.6 mg/ml môi trường ; tác động ức chế phụ gây ra do carrageenan được định ở 1000mg/kg và hoạt tính lợi tiểu cũng ở 1000 mg/kg. Nước trích từ Rễ cũng cho một số kết quả (Journal of Ethnopharmacology Số 36-1992).

Các chất gây đột biến genes từ hạt Chùm ngây rang chín :

Một số các hợp chất các chất gây đột biến genes đã được tìm thấy trong hạt Chùm Ngây rang chín : Các chất quan trọng nhất được xác định là 4 (alpha Lrhamnosyloxy) phenylacetonitrile; 4 - hydroxyphenylacetonitri le và 4 - hydroxyphenyl-acetamide. (Mutation Research Số 224-1989).

Khả năng ngừa thai của Rễ Chùm Ngây :

Nghiên cứu tại ĐH Jiwaji, Gwalior (Ấn độ) về các hoạt tính estrogenic, kháng estrogenic, ngừa thai của nước chiết từ Rễ Chùm Ngây ghi nhận chuột đã bị cắt buồng trứng, cho uống nước chiết, có sự gia tăng trọng lượng của tử cung. Hoạt tính estrogenic được chứng minh bằng sự kích thích hoạt động mô tế bào tử cung. Khi cho chuột uống nước chiết này chung với estradiol dipropionate (EDP) thì có sự tiếp nối tụt giảm trọng lượng của tử cung so sánh với sự gia tăng trọng lượng khi chỉ cho chuột uống riêng EDP. Trong thử nghiệm deciduoma liều cao nhất 600mg/kg có tác động gây rối loạn sự tạo deciduoma nơi 50 % số chuột thử . Tác dụng ngừa thai của Rễ Chùm Ngây được cho là do nhiều yếu tố phối hợp (Journal of Ethnopharmacology Số 22-1988).

 • Hoạt tính kháng sinh của Hạt Chùm Ngây :

4 (alpha-L-Rhamnosyloxy)benzyl isothiocyanate được xác định là có hoạt tính kháng sinh mạnh nhất trong các hoạt chất trích từ hạt Chùm Ngây ( trong hạt Chùm Ngây còn có benzyl isothiocyanate). Hợp chất trên ức chế sự tăng trưởng của nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nồng độ tối thiểu để ức chế Bacillus subtilis là 56 micromol/l và để ức chế Mycobacterium phlei là 40 micromol/l (Planta Medica Số 42-1981).

Hoạt tính của Rễ Chùm ngây trên Sạn thận loại Oxalate :

Thử nghiệm tại ĐH Dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn Độ) trên chuột bị gây sạn thận, oxalate bằng ethylen glycol ghi nhận dịch chiết bằng nước và alcohol rễ cùng lõi gỗ Chùm Ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể. Sự kết đọng tạo sạn trong thận cũng giảm rất rõ khi cho chuột dùng dịch chiết này như một biện pháp phòng ngừa bệnh sạn thận.

Dùng hạt Chùm ngây để lọc nước :

Hạt Chùm Ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.Kết quả thử nghiệm lọc nước : Nước đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml(-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml(-1). Dùng hạt Chùm Ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5-20 cfu; và khuẩn coli còn 5-10 MPN..) Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo..và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ (Journal of Water and Health Số 3-2005).

C. Công dụng của cây Chùm ngây trên thế giới đã ghi nhận

• Mỹ hiện nay là nước nhập nguyên liệu Moringa thô nhiều nhất, sử dụng trong công nghê mỹ phẩm cao cấp, nước uống và quan trong hơn là chiết suất thành nguyên liệu tinh cung ứng cho công nghiệp dược phẩm, hóa chất.

Ấn Độ: Chùm Ngây được gọi là sainjna, mungna (Hindi, Asam, Bengal..); Phạn ngữ: Shobhanjana.Là một trong những cây thuốc “dân gian” rất thông dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea oppositifolia); trị kinh phong (dùng chung với thuốc phiện); trị đau quanh cổ (thoa chung với căn hành của Melothria heterophylla, Cocci nia cordifolia, hạt mướp (Luffa) và hạt Lagenaria vulgaris); trị tiểu ra máu; trị thổ tả (dùng chung với vỏ thân Calotropis gigantea, Tiêu đen, và Chìa vôi. Hoa dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu. Quả giã kỹ với gừng và lá Justicia gendarussa để làm thuốc đắp trị gẫy xương. Lá trị ốm còi, gây nôn và đau bụng khi có kinh. Hạt: dầu từ hạt để trị phong thấp.

Pakistan:

Cây được gọi là Sajana, Sigru. Cũng như tại Ấn, Chùm Ngây được dùng rất nhiều để làm các phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ngoài các cách
sử dụng như tại Ấn độ, các thành phần của cây còn được dùng như : Lá giả nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng và sa; trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ.. Vỏ thân dùng để phá thai bằng cách đưa vào tử cung để gây giãn nở. Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai..Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt , phong thấp, gout, sưng gan và lá lách..Nhựa từ chồi non dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng.

Trung Mỹ: Hạt Chùm Ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán

Saudi Arabia : Hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông.

Việt Nam : Rễ Chùm Ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, làm dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục. Hạt làm giảm đau. Nhựa (gomme) từ thân có tác dụng làm dịu đau.

*Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý:

Hiện nay chưa có những báo cáo về những nguy hại đối với sức khoẻ trong việc sử dụng Hạt và Rễ Chùm Ngây theo các liều lượng trị liệu. Tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa. Liều cho uống : 5gram/ kg trọng lượng cơ thể, thử trên chuột , gây phản ứng keratin hóa quá mức tế bào bao tử và sơ hóa tế bào gan. Liều chích qua màng phúc toan 22 đến 50 mg/ kg trọng lượng cơ thể gây tử vong nơi chuột thử nghiệm.Không nên dùng Rễ Chùm ngây nơi phụ nữ có thai, vì có khả năng gây trụy thai. ( Nguồn:DS Trần Viết Hưng/ ĐH Cần Thơ)

IX. SẢN PHẨM TỪ CÂY CHÙM NGÂY ( Moringa Oleifera):

• Sản phẩm làm đẹp (beauty body) của The Body Shop (USA)

 

 

Nước uống dinh dưỡng của Cty Zija (Zijamoringahealth.com, USA)

 

Sản phẩm bột và viên dinh dưỡng của Yelixir (India) Viên Chùm Ngây Bột Chùm Ngây
 

 

 

Dầu và hạt Chùm Ngây (Alibaba.com)

 

 

Tag: chum ngay , Cây chùm ngây , nghien cuu chum ngay , hat chum ngay

 

Thảo luận - ý kiến

Textlink

cây chùm ngây

Design by webnhanh.asia

Lorem Ipsum

Contact
CHUMNGAY.NET

CÔNG TY TNHH MTV CỎ NGỌC
CO NGOC CO.,LTD

Địa chỉ:
25/4A, khu phố 3, phường Quang Vinh, Biên Hòa , Đồng Nai (Bên hông bến xe buýt Biên Hòa)
Điện thoại: 0876008181 - Email: chumngay.net@gmail.com

 Site map

ĐẶT HÀNG TOÀN QUỐC
Chị Thảo 0934.051.091
Hotline: 0616.532.439

ĐẶT HÀNG